Phần 3 – Ubud: Những ngôi đền của nước

Những phần chính trong bài viết này:

  1. Từ phố biển Kuta -> phố núi Ubud
  2. Nhà nghỉ ở Ubud
  3. Đền Ulun Danu (đền nước)
  4. Ruộng bậc thang Tegalalang
  5. Đền suối Tampak Siring (Tirtha Empul)
  6. Rừng khỉ (Sacred Monkey Forest Sanctuary)
  7. Một vài kinh nghiệm của mình

 

Đọc thêm về hành trình Indonesia:

Phần 1: Từ Singapore đến Bali

Phần 2 – Kuta: Chạy đua với hoàng hôn

Phần 3 – Ubud: Những ngôi đền của nước

Phần 4 – Ubud: 70km và 1700 bậc thang

Phần 5 – Ijen: Hồ acid và hành trình xuyên đêm (đang viết)

Phần 6 – Bromo: Núi lửa nhưng rất lạnh (đang viết)

Phần 7 – Yogyakarta: Sống chậm ở cố đô (đang viết)


 

Từ Kuta đến Ubud

Ở Kuta mình chỉ đến hai ngôi đền chính và dành phần lớn thời gian sắp tới cho Ubud – cách Kuta khoảng hơn 1 tiếng xe. Rời phố biển Kuta, mình mua vé bus chuyến sáng sớm để đến thành phố Ubud nằm ở độ cao 200m so với mực nước biển nên khí hậu ở đây mát & thoáng hơn Kuta. Ubud là trung tâm văn hóa của đảo Bali với rất nhiều phức hợp đền lớn nhỏ và các di tích văn hóa cổ xưa của người Java.

Riêng phần mua vé xe bus thì cũng chẳng cần đặt trước và chỉ cần hỏi bất cứ chỗ nào cung cấp dịch vụ du lịch thì cũng có hết, mua trước tầm 1-2 tiếng là đi thôi. Nếu không thích đi bus thì xe máy cũng là một cách, thuê xe máy ở Kuta rồi chạy lên Ubud luôn 😉

road_zpsowv9osre
Vé bus được bán ở tất cả các kios kinh doanh du lịch ở Ubud

Đến đây, điều khác biệt mình thấy rõ nhất là kiến trúc rất đặc trưng ở Ubud và nhịp sống chầm chậm, yên bình, trái ngược với sự nhộn nhịp – xập xình ở Kuta. Đường phố Ubud khá hẹp, đôi đoạn không trải nhựa đường mà được lát đá, không có dải phân cách và hai bên đường được trồng rất nhiều cây.

Thích quá thích, Ubud xinh lắm, có nhiều đoạn đường trông y như Hội An luôn! ❤

_DSC2506 (FILEminimizer)
Những ngôi đền nhỏ như này khá nhiều, nằm rải rác khắp các con đường ở Ubud
_DSC2509 (FILEminimizer)
Một khu chợ nhỏ dọc hai bên đường

Về giao thông ở Kuta (kể cả Ubud luôn) cũng khá lộn xộn, người dân tuân thủ luật giao thông ở mức tương đối, cũng có chạy sai làn, chở đồ cồng kềnh, vượt ẩu. Nhìn chung, khi lái xe cũng nên tập trung quan sát & cẩn thận, nhất là mỗi khi xin vượt các xe tải vì mỗi làn đường chỉ vừa chiều ngang cho một xe tải lớn.

 

_DSC2264 (FILEminimizer)
Trông chạy xe kiểu này thấy nguy hiểm, ghê ghê.

 

 

Nhà nghỉ ở Ubud

Sẽ là thiếu sót rất lớn nếu không kể đến các dịch vụ hotel, hostel ở Ubud. Vì khác với Kuta, những hotel ở Ubud mang những nét rất riêng, các kiến trúc mái ngói, trang trí họa tiết, các tượng đá, gạch lát,…sẽ khó lẫn với những nơi khác. Xung quanh các dãy phòng luôn có những khoảng xanh, vườn hoa tô điểm.

_DSC3087 (FILEminimizer)
Lối đi chính vào phòng mình. Không cần gì, chỉ cần thật nhiều cây, thật xanh là mọi thứ trờ nên đẹp lạ!
_DSC3089 (FILEminimizer)
Một góc vườn khác, cây cối đan xen cùng những tượng dá mang nhiều ý nghĩa tôn giáo

Giá phòng của mình thuê chỉ ở mức tầm 12$/người/đêm nên phòng cũng sạch sẽ, tiện nghi vừa đủ. Bali vốn nổi tiếng bởi các loại hình dịch vụ hotel, spa, resort nghỉ dưỡng nên nếu lựa chọn ở mức giá cao hơn thì phòng chắc sẽ đẹp lắm, mang đậm phong cách kiến trúc Java hơn nữa 😎

Đền Ulun Danu (đền nước)

Đền nằm ở rất xa trung tâm Ubud, mình chạy xe máy hơn 50km để đến ngôi đền cực kỳ nổi tiếng này, hình ảnh của đền thường được dùng để quảng bá du lịch Bali trên các phương tiện truyền thông.

uludanu_zpso9f43xpm
60km, cảnh hai bên đường rất đẹp!
dsc253320fileminimizer_zpskxsh6bm7
Đường ở Ubud được xây dựng tốt & hai bên đường, được phủ xanh
  • Ulun Danu, còn gọi là “đền nước” do được xây trên mặt hồ thiêng Beratan, vốn là miệng núi lửa đã ngừng hoạt động. Hồ Beratan là hồ nước rộng thứ hai ở Bali và hồ cung cấp nguồn nước cho những thửa ruộng bậc thang. Do thấu hiểu tầm quan trọng của hồ, Vua Mengwi đã xây dựng đền Ulun Danu vào năm 1633 để thờ nữ thần nước Dewi Danu. (Nguồn internet)

dsc256820fileminimizer_zpsn0bjqxek

Hôm mình đi đến đây trời rất đẹp, trong, xanh và nắng rực. Đền nằm ở độ cao tầm 600m so với mực nước biển nên dù giữa trưa nắng nhưng mình vẫn cảm thấy không khí se se lạnh, rất thích.

_DSC2556 (FILEminimizer)
Lối đi dẫn vào đền Ulun Danu
_DSC2572 (FILEminimizer)
Mặt hồ ban trưa phản chiếu ánh nắng, chuyển màu xanh lơ trong vắt.

_DSC2574 (FILEminimizer)

 

Ruộng bậc thang Tegalalang

Ruộng Tagalalang nằm tương đối gần trung tâm thành phố nên đây là địa điểm dễ đi.

terracefield_zpsavouj92a

  • Trải dài hơn 2000 năm lịch sử, cư dân làng Tegalalang tạo ra ruộng bậc thang để canh tác nhằm khắc phục những hạn chế về địa hình. Người dân quản lý hệ thống tưới tiêu cho ruộng thông qua các Subak (hệ thống thủy lợi), mỗi Subak sẽ quản lý nước cho một khu vực riêng nhằm đảm bảo ruộng bậc thang từ gốc cho đến đỉnh đều luôn đủ lượng nước tưới.

dsc260520fileminimizer_zpscegboygu

Theo trải nghiệm của mình, khu vực ruộng cũng không quá lớn nên chỉ cần khoảng 2-3 tiếng là có thể leo trèo khám phá hết.

Mình thì chưa đi ruộng bậc thang ở Tây Bắc của VN mình, dưới góc độ cảm quan, ruộng bậc thang Tagalalang này mình cảm thấy vẫn không đã, diện tích không quá lớn và thiên về kinh doanh du lịch chủ yếu, nhiều quán ăn + cafe đươc xây xung quanh nên khá xô bồ và những người nông dân (không rõ là dân địa phương hay nông dân thật) đa phần mang đạo cụ làm nông cho khách du lịch thuê chụp hình.

_DSC2648 (FILEminimizer)
Người dân cho thuê đạo cụ chụp hình

 

Đền suối Tampak Siring (Tirtha Empul)

  • Nước ở Tirtha Empul có nguồn gốc từ suối trên núi cao đổ về và được luân chuyển liên tục bởi các mạch nước ngầm bên dưới nên nước ở đền sẽ không bao giờ cạn. Đền suối thiêng đóng một vài trò vô cùng quan trọng trong  đời sống tâm linh của những tín đồ Hindu giáo ở đây.

dsc306720fileminimizer_zpsvrzu2ubb

Nước ở đây siêu siêu trong, rất sạch & mát. Sạch đến mức mình cũng phải tự hỏi không biết có thực là nước từ suối không hay là nước đã qua hệ thống lọc. Thực, nếu biết trước để mang theo quần áo dự phòng thì mình cũng muốn bước xuống “trầm mình” trong làn nước 😛

 

dsc307720fileminimizer_zpsrwjt2qem
Ahihi

 

_DSC3083 (FILEminimizer).jpg
Một hồ nước khác tại lối vào đền

 

Rừng khỉ (Sacred Monkey Forest Sanctuary)

Rừng khỉ nằm trong trung tâm Ubud nên mình sắp xếp để đi cuối ngày vào lúc chiều muộn và sau đó mình về lại trung tâm thành phố ăn tối luôn.

dsc265920fileminimizer_zpssvc2sw2q
Xung quanh Monkey Forest là con đường giao thông chính ở Ubud nên có rất nhiều của hàng bán đồ lưu niệm trang trí rất đẹp, giá cả từ bình dân cho đến cao cấp.
dsc266420fileminimizer_zpsuulibduv
Lối vào khu vực trung tâm của Monkey Forest

dsc267120fileminimizer_zps6g0ohooj

Khách tham quan được mời mua chuối cho khỉ ăn. Gần 60k VND cho 1 nải … o_O

dsc269220fileminimizer_zpscodcenl5

Ở trong Monkey Forest, thế giới là của khỉ. Khách du lịch cũng được dặn dò cẩn thận bảo vệ mắt kiếng, máy ảnh, đồ ăn,…Vì khỉ sẽ bất ngờ chụp lấy và chạy mất tiêu.

Sau khi xem khỉ chán XD Đang chuẩn ra về, bỗng bắt gặp một nụ cười tỏa nắng của em/bạn/chị trong đám đông khách du lịch. Nụ cười nhìn xinh quá chừng, thế là mình nán lại ở rừng khỉ thêm gần 30 phút nữa XD XD Mình để hình đây và không nói gì thêm………………………

 

_DSC2695 (FILEminimizer)
Hiu hiu. Nụ cười tỏa nắng 😎

Vậy là mình đã đến một số nơi nổi tiếng ở Ubud rồi, những ngày tới mình sẽ đi xa hơn nữa khỏi trung tâm Ubud để đến những ngôi đền ấn tượng hơn & ít người biết đến hơn 😎


Kinh nghiệm của mình

  1. Vé xe từ Kuta -> Ubud chẳng cần đặt trước hay đặt online làm gì, cứ thấy chỗ nào bán, giá ok thì mua. Đợi tầm 1-2 tiếng là có thể khởi hành. Bên cạnh bus, thuê xe máy chạy tới Ubud cũng được.
  2. Đền nước Ulun Danu cũng khá xa trung tâm, vì thế nên dành trọn vẹn một buổi sáng hoặc chiều cho việc di chuyển & tham quan.
  3. Nên sắp xếp các địa điểm gần nhau để đi một lượt nhằm tiết kiệm thời gian, đỡ mệt. Ví dụ: Đi Ruộng bậc thang Tegalalang và sau đó đi luôn Đền suối Tampak Siring (Tirtha Empul)
  4. Xe máy là phương tiện chính cho các chặng đường xa xung quanh Ubud. Nên lựa chiếc nào còn mới & chạy thử vài vòng, nếu không ổn thì quay lại xin đổi chiếc khác. Ví dụ như chiếc xe “cute” này mình thuê XD

_DSC2950 (FILEminimizer).jpg

 

Posted

Comments
4 responses to “Phần 3 – Ubud: Những ngôi đền của nước”
  1. THI PHUONG LIEN TRAN Avatar
    THI PHUONG LIEN TRAN

    Chào bạn, Mình sắp đi Bali nên muốn hỏi cách bạn mua vé bus đi từ Kuta lên Ubud kiểu gì. Đây có phải kiểu tourist bus không? thường minh mua ở các chỗ bán tour du lịch ở đó phải không?

    Like

  2. […] Phần 3 – Ubud: Những ngôi đền của nước […]

    Like

  3. […] Phần 3 – Ubud: Những ngôi đền của nước […]

    Like

  4. […] Phần 3 – Ubud: Những ngôi đền của nước […]

    Like

Gửi bình luận